Trang chủ  En français  Tin tức  Tài liệu  Hình ảnh  Phim  Trắc nghiệm
 Đăng nhập  Liên kết
Nút dây
Thắt nút (hay thắt gút) là một nghệ thuật dùng dây để cột một vật gì hay để nối hai đầu dây lại với nhau.

Học thắt nút chẳng những lợi ích cho hoạt động hàng ngày của chúng ta mà còn giúp cho ta khéo tay và có thể cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.

● Các nút dây để nối

1. Nút dẹt dùng để nối 2 sợi dây với nhau hoặc để băng các vết thương bằng vải. Nút này dễ làm và rất thông dụng,



Cách thắt nút dẹt :
(1) Mỗi tay nắm giữ một đầu của sợi dây.
(2) Ðưa đầu dây trái lên trên đầu dây phải rồi luồn xuống dưới.
(3) Ðầu dây phải đưa lên trên đầu dây trái rồi luồn xuống dưới.
(4) Kéo 2 đầu dây chặt lại tạo thành nút dẹt.


2. Nút thợ dệt đơn (weaver's knot) dùng để nối 2 sợi dây, một lớn và một nhỏ, lại với nhau.



Cách thắt nút thợ dệt:
(1) Trước tiên nắm sợi dây lớn hơn ở gần một đầu dây, rồi tạo một vòng nhỏ ở đầu dây bằng cách nắm lấy đầu dây uống cong ngược vào và giữ đầu dây trong tay.
(2) Tiếp theo là nắm sợi dây nhỏ hơn rồi luồn từ dưới vòng nhỏ lên.
(3) Sau đó quấn sợi dây nhỏ quanh vòng nhỏ của sợi dây lớn hơn, bắt đầu từ phía đầu dây của sợi dây lớn. Rồi xỏ nó xuyên qua bên dưới chổ mà sợi dây nhỏ từ dưới vòng tròn chui lên.
(4) Cuối cùng, kéo dây nhỏ hơn để xiết chặt nút dây.
Phải coi chừng hai sợi dây sau khi thắt nằm cùng phía với nhau; bằng không thì chúng ta có một nút thợ dệt tay trái - là nút có độ chắc bị giảm xúc rất nhiều. Nếu hai sợi dây cần buộc lại mà có tiết diện khác nhau, nút thợ dệt kép nên dùng tốt hơn.


3. Gút thợ dệt kép : Cách làm và công dụng như gút thợ dệt đơn, nhưng nối bằng gút dây này sẽ chắc hơn.

4. Nút thợ câu (Fisherman's knot) là một nút dây đặc dụng dùng để nối hai sợi dây lại với nhau. Khi được buộc xong, nó khá gọn và đầu mút dây ló dài ra ở ngay nút vừa thắt có thể được cắt gọn sát vào.



Cách thắt nút thợ câu:
(1) Làm hai nút đơn, một nút đơn giữ quanh sợi dây bên phải và nút kia giữ quanh sợi dây bên trái.
(2) Xiết chặt lần lượt mỗi nút đơn.
(3) Sau đó kéo căng hai đầu sợi dây vừa được nối sao cho hai nút đơn chạy gần lại với nhau.

5. Nút hoa : Dùng để nối 2 đầu dây thừng lớn với nhau.

● Các nút dây để cột

6. Nút gỗ đơn : Dùng để cột một vật gì đó một cách sơ sài, không cần chắc chắn lắm.

7. Nút gỗ kép : Công dụng như gút trên, nhưng chắc chắn hơn vì đầu dây thừa quấn đi quấn lại mấy vòng vào khúc dây đã thắt (nhưng khi tháo ra khó hơn).

8. Nút quai chèo dùng để buộc dây vào cọc như cột thuyền, cột lều.



9. Gút neo : Dùng để buộc thuyền, ghe được chắc chắn hơn.

10. Gút thang : Với những gút này thêm vào những thanh gỗ dài bằng nhau ta có thể làm một thang dây.

11. Gút số 8 : Dùng để chặn dây thừng không bị tuột khỏi hoặc dùng để buộc, làm thang dây.



12. Gút treo : Dùng để treo một vật.

13. Nút ghế đơn (bowline) tạo ra một vòng tròn cố định ở đầu một sợi dây mà không sợ vòng dây tuột hay xiết chặt vào. Dùng để kéo người hay vật, làm dây an toàn khi leo núi hay làm việc trên cao.



14. Gút ghế kép (Bowline on a bight) tạo ra một cặp vòng tròn cố định ở khoảng giữa dây thừng mà không sợ vòng dây tuột hay xiết chặt vào. Dùng cho người làm việc giữa khoảng không và có thể ngồi được (như leo núi), chắc chắn và dễ tháo ra. Nút dây này có thể được dùng để tạo vòng bám chân ở giữa dây thừng, làm vòng ghế an toàn trong cứu hộ, mỗi vòng có thể dùng cho mỗi đùi chân và phần trên choàng qua ngực để giữ an toàn.



Cách thắt nút Ghế kép:
(1) Trước tiên gấp hai phần dây thừng lại với nhau.
(2) Tạo một vòng tròn bằng cách chồng phần đầu gấp lên trên phần dây dài.
(3) Xâu đầu gấp qua vòng tròn vừa tạo từ dưới lên trên.
(4) Nắm đầu gấp và kéo về phía bạn và chồng phần vòng tròn của đầu gấp từ dưới lên xuyên qua vòng tròn đã tạo lúc đầu.
(5) Nắm phần vòng tròn đã tạo lúc đầu xiết chặt



15. Gút ghế anh : Công dụng như gút ghế kép.
16. Gút kéo : làm thành nhiều vòng để nhiều người kéo được (như kéo thuyền chẳng hạn).
17. Gút cẳng chó : Dùng để rút ngắn một sợi dây quá dài mà 2 đầu đã bi cột chặt (Làm ngắn dây phơi đồ).
18. Gút chắp cây : Dùng để nối 2 cây gậy hoặc 2 cây tre vào với nhau.

Sinh hoạt GĐPT

Văn hoá
Thảo luận GĐPT
Phật pháp
Cẩm nang GĐPT
Bài hát GĐPT



 Lục Hòa
Lục Hòa hay Sáu Phép Hòa Kính là phương pháp do đức Phật chế ra, là nguyên tắc căn bản cho các bậc xuất gia chung sống với nhau...



 Tứ nhiếp pháp
Đức Phật ra đời với một ý niệm lợi sanh. Cho nên trong tất cả phương tiện giáo hóa khuyến tu của Ngài không một pháp môn nào ra ngoài mục đích ấy. Phật-tử cũng vậy, học Phật không những giác ngộ cho riêng mình, mà còn giác ngộ cho cùng khắp tất cả, nghĩa là lợi sanh...



 Kính Mến Thầy
Nam Mô A Di Ðà Phật
Nam Mô A Di Ðà Phật
Hôm nay thầy về đây
Chúng con xin kính chào thầy ...




 Ý nghĩa bài Sám Hối
Đệ tử kính lạy
Đức Phật Thích-Ca
Phật A-Di-Đà
Mười phương chư Phật
Vô lượng Phật Pháp
Cùng Thánh Hiền Tăng...




 Cách hướng dẫn các em ngành Thiếu học Phật Pháp
Ai đã từng cầm Ðoàn, đã từng dạy Phật Pháp, Hoạt Ðộng Thanh Niên v..v. . cho các em ngành Thiếu, ngành Oanh ở bên nhà và ở hải ngoại đều thấy một sự khác biệt rất rõ giữa các em ở đây và các em bên nhà , đó là rất khó để các em ở đây làm động tác “nào chúng mình ra quay một vòng hát mà chơi” ...



 Đôi mắt của Thái tử Câu Na La
Ngày xưa ở xứ Ấn Độ có một vị vua tên là A Dục trị dân rất công bình. Vợ là Hoàng Hậu Liên Hoa rất hiền thục, người con trai đầu của hai người có cặp mắt đẹp và hiền từ như chim Câu Na La cho nên đặt tên Thái Tử là Câu Na La ...



 Chánh niệm Và Tỉnh Thức
Chánh là ngay thẳng, chân chính.
Niệm là đang nhớ, đang nghĩ tới ...




 Trầm hương đốt
Trầm hương đốt xông ngát mười phương.
Nguyện nguyện kính Ðức Nghiêm Từ vô lượng...



 Chim bốn phương
Chúng ta là chim bốn phương bay về đây
Về đây chúng ta sống trong Đạo Thiêng
Chúng ta là hương gió mang đi ngàn phương
Nguyện đem giao rắc khắp nơi Ánh Vàng.




 Chùa Một Cột
Ngày xưa, vào đời Lý, vua Lý Thái Tôn là một tín đồ nhiệt thành của Đạo Phật, theo phái gọi là Vô Ngôn Thông. Thời bấy giờ, đạo Phật đang bành trướng, ảnh hưởng nhiều đến văn hoá Việt. Riêng ở triều đại này, nhà vua truyền lệnh xây 95 ngôi chùa mới...



 Đạo Tràng Của Bồ Tát
Ngày xưa ở một ngôi chùa lớn ở Trung quốc, có một vị sư nổi tiếng là " khùng ". Thầy không bao giờ ở chùa, quanh năm mặc một cái y rách đi lang thang la cà khắp các trà đình tửu điếm, làm bạn với những kẻ côn đồ, nghiện ngập. Những kẻ này sau khi giao thiệp với Thầy, phần lớn đâm ra hiền lương và trở thành những hiệp sĩ ưa giúp đời...



 Thằng Bờm
Thằng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng : bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè...




 Đón Tết Cổ Truyền
Tết là lễ lớn nhất và quan trọng nhất trong năm. Vì vậy công việc chuẩn bị đón Tết được tất cả mọi người chuẩn bị hết sức chu đáo và trang nghiêm...



 Con chó qua tục ngữ ca dao Việt Nam
Chúng tôi xin hiến quý vị đồng hương những câu tục ngữ và ca dao Việt Nam trong đó có hình ảnh của con vật có nghĩa này....



 Nếu em bị cha mẹ la rầy, em sẽ có những ý nghĩ và hành động ra sao?

Website: http://htphap.free.fr
Email: htphap@free.fr